Archive for Tháng Chín, 2011


Giethoorn là ngôi làng có khung cảnh vô cùng thơ mộng và yên bình tại Overijssel, Hà Lan. Du khách khó có thể cưỡng lại vẻ đẹp nơi đây, bởi cảnh sắc đẹp như trong tranh. Đặc biệt thú vị, du khách tới đây sẽ đi ngắm cảnh bằng thuyền.

Ngôi làng này không có đường đi bộ, tất cả đều phải đi lại bằng thuyền. Du khách khi đến nơi đây đều được chào đón trên một chiếc thuyền du lịch mang tên Whisper.

Bạn có thể dành thời gian sắp xếp một bữa ăn ngoài trời trong khi tận hưởng khung cảnh trên thuyền hay với những môn thể thao như chèo thuyền, lướt ván.

Rất nhiều ngôi nhà tranh được xây dựng trên những hòn đảo nhỏ. Chúng nối với nhau bằng một cây cầu gỗ. Rất nhiều người giàu có và nổi tiếng đến thăm và ở tại ngôi làng thơ mộng này!

 

Cuộc thi thiết kế Nhà chọc trời do tạp chí eVolo tổ chức là một cuộc thi tập trung vào sự tiến bộ của công nghệ và thiết kế sáng tạo. Được thành lập kể từ năm 2006 nhằm lựa chọn và tìm ra những ý tưởng sáng tạo trong kiến trúc và thiết kế, cuộc thi Nhà chọc trời eVolo năm 2011 đã có 715 dự án được gửi từ 95 quốc gia khác nhau (từ 5 châu lục trên thế giới) với các giải là 5 nghìn USD (giải Nhất), 2 nghìn USD (giải Nhì) và 1 nghìn USD (giải Ba).


Thiết kế Re-imagining the Hoover Dam.

Dự án dành vị trí thứ ba có tên là Re-imagining the Hoover Dam (tạm hiểu là Hồi tưởng lại Đập Hoover) đã gây ấn tượng thật đặc biệt thiết kế bởi nghệ sỹ Yheu-Shen Chua đến từ Vương quốc Anh. Dự án này có nghĩa là tái tạo lại hình ảnh một con đập nổi tiếng tại Hoa Kỳ. Toàn cảnh hệ thống khu vực của con đập ban đầu gồm có một cây cầu, một khu đất phẳng và một thư viện. Dự án mới đã kết hợp tất cả những yếu tố đó và hợp nhất với nhau cho phép du khách có thể tiếp cận và tương tác với dòng sông thông qua một hệ thống các container. Ngoài ra, dự án còn bao gồm một hồ cá đứng xây dọc theo chân tháp treo tại Black Canyon.

Flat Tower là dự án của Yoann Mescam, Paul-Eric Schirr-Bonnans, và Xavier Schirr-Bonnans đến từ nước Pháp đã dành vị trí thứ hai tại cuộc thi. Để bảo tồn bầu trời trong sáng tại một TP có diện tích trung bình, đồng thời đưa ra các giải pháp cho một thành phố mật độ cao, các KTS người Pháp đã cho ra đời một công trình nhà chọc trời độc đáo có tên gọi là “Flat Tower” (tạm dịch là Tháp Phẳng). Hình dáng của tháp là hình tròn và dẹt. Bên cạnh khả năng đáp ứng số lượng lớn các cư dân của thành phố, dự án còn có khả năng hoàn hảo trong việc thu thập năng lượng mặt trời và nước mưa, phục vụ cho cả khu vực.


Dự án Nhà chọc trời Tái chế LO2P cho thành phố New Delhi, Ấn Độ.

Dự án dành vị trí dẫn đầu là dự án do Atelier CMJN (Julien Combes, Gaël Brulé) – Pháp thực hiện. Đó là dự án Nhà chọc trời Tái chế LO2P cho TP New Delhi, Ấn Độ. Sở dĩ mang tên như vậy là từ ý tưởng của các chuyên gia muốn công tác tái chế về ôtô được tận dụng tối đa. Số lượng ôtô được sản xuất và được phế thải ngày một gia tăng và đó cũng chính là một trong những nguyên nhân làm TP ô nhiễm môi trường. Những chiếc xe tái chế sẽ được sử dụng như những vật liệu xây dựng cho các công trình kiến trúc mới. Kết quả của công tác tác chế ôtô sẽ làm cho không khí trong lành hơn dưới sự sáng tạo của các chuyên gia trong dự án Nhà chọc trời Tái chế LO2P.

Cùng với 3 giải chính thức là những dự án lọt vào vòng chung kết như: Dự án Nhà chọc trời hình cây rất tuyệt vời được thiết kế bởi Eric Gangaye, Frédéric Velaye Andy, Alvin Pakeeroo, Yann Terrer, và Thomas Liaigre dành tặng cho TP Montpellier, Pháp. Dự án Nhà chọc trời Hydro-thermal (thủy – nhiệt) do Wendy Teo Boon Ting & Linda Hagberg thiết kế dành cho Đài Bắc như là sự thay thế cho bức tường đệm bằng sông đứng trên sông Danshui, Đài Loan. Dự án Nhà chọc trời này còn có chức năng đóng vai trò như một hệ thống lọc sạch nước sông và làm gia tăng khối lượng nước sử dụng cho cảnh quan thiên nhiên và toàn khu vực.


Thiết kế tòa tháp Flat Tower.

Dự án Nhà chọc trời Porifera được thiết kế nằm ở đáy sông Siene, Paris. Đó là Nhà chọc trời của các nhà thiết kế Nicolas Jomain và Boriana Tchonkova lấy cảm hứng từ bọt biển. Dự án chia thành ba tòa tháp kết nối với nhiều chức năng khác nhau như khách sạn, văn phòngnhà ở. Thiết kế hình dạng bên ngoài của công trình khá thú vị với hệ thống mặt tiền có những lỗ lớn nhằm tận dụng năng lượng mặt trời, gió và năng lượng động lực học. Dự án tòa tháp này còn có thể tạo ra nhiên liệu sinh học từ các loại tảo và ánh sáng mặt trời.

Dự án Nhà chọc trời Laminated Wood (Gỗ ép) được thiết kế bởi Tomas Kozelsky, Patrick Bedarf và Dimitrie Andrei Stefanescu dành cho một khu vực bất thường – đó là khu vực trong rừng Amazon. Mục đích của dự án là dành tặng cho vấn đề nghiên cứu, giải trí và giáo dục. Dự án có ý nghĩa là nhằm nâng cao nhận thức về nạn phá rừng nhanh chóng tại Brazil.

Lâu đài Chillon ở Thụy Sĩ, nằm trên hồ Leman, là một quần thể bao gồm 100 tòa nhà riêng biệt liên kết với nhau qua thời gian. Ảnh: AP.

Thường được gọi là “Lâu đài của Ma cà rồng”, tòa nhà cũ kỹ Bran ở Romania là nguồn cảm hứng tạo nên tác phẩm “Dracula” của nhà văn Bram Stoker. Ảnh: AP.

Được xây dựng vào năm 1300 với mục đích ban đầu là một pháo đài, lâu đài Himeji của Nhật Bản còn được gọi là “Tổ Diệc trắng”, bởi trông nó giống như những con chim vỗ cánh. Ảnh: Huffingtonpost.

Nằm ở Mexico City, lâu đài Chapultepec xuất hiện trong bộ phim “Romeo và Juliet” năm 1996 do Leonardo DiCaprio và Claire Danes đóng. Ảnh: AP.

Cung điện hoàng gia Přemysl Otakar II của Cộng hòa Czech được tu sửa lại vào thế kỷ 19 và cũng được lấy làm bối cảnh trong phim “Shanghai Knights” của Jackie Chan. Ảnh: Huffingtonpost.

Lâu đài Spiš của Slovakia bị một trận hỏa hoạn lớn vào năm 1780 và bị bỏ hoang từ đó đến nay. Ảnh: Huffingtonpost.

Cung điện Kronborg của Đan Mạch nằm gần thị trấn Helsingør, là bối cảnh cho phim “Hamlet”, chuyển từ kịch của Shakespeare. Ảnh: Huffingtonpost.

Người Hungary đã cất công xây dựng lại lâu đài Buda từ đống đổ nát sau khi nó bị tàn phá trong Thế chiến II. Ảnh: Wikicommons.

Lâu đài Neuschwanstein của Đức là nơi ở của vua Ludwig II vào thế kỷ 19 và là nguồn cảm hứng cho các cung điện trong bộ phim hoạt hình “Sleeping Beauty” và “Cinderella” của Walt Disney. Ảnh: deskpicture.

Lâu đài Windsor, nơi ở của hoàng gia Anh, được cho là lâu đài có người ở lớn nhất thế giới. Ảnh: AP.

http://xaynhadep.com.vn/

Nhiều công trình có dáng chông chênh như sắp đổ hoặc nằm trên những vách núi cheo leo, hiểm trở nhưng lại rất kiên cố và đã đứng vững hàng trăm năm.


Tháp nghiêng Pisa, Italia.


Tòa nhà Capital Gate ở thành phố Dubai, thuộc Các tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất.


Chung cư trông rất chênh vênh WoZoCo ở Amsterdam, Hà Lan.


Tòa tháp Puerta de Europa (Cánh cửa châu Âu) tại Madrid, Tây Ban Nha. Hai tòa tháp 26 tầng nghiêng 15 độ cùng hướng vào giữa.


Tu viện Meteora, Hy Lạp nằm trên núi đá. Gần một thế kỷ trước, người ta chỉ có thể lên tu viện bằng cách trèo lên thang dây mỏng manh hay ngồi trong một cái giỏ treo.


Ngôi nhà gỗ cao 44m, gồm 13 tầng, tại Archangel, Nga, là nhà gỗ cao nhất thế giới.


Huyền Không Tự hay còn gọi là chùa treo, nằm trên vách đá tại tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.


Tháp Astra, Hamburg, Đức.


Lâu đài Lichtenstein, Đức.


Ngôi nhà hình ấm trà trên ngọn cây, mang tên Takasugi-an tại Nagano, Nhật Bản.

http://xaynhadep.com.vn/

Cầu Kawazu-Nanadaru Loop (Nhật Bản) được cấu tạo từ hai vòng tròn khổng lồ, còn cầu Tianjin Eye (Trung Quốc) lại được trang bị bánh quay đưa người đi bộ lên tận không trung.

1. Cầu Kawazu-Nanadaru Loop (Nhật Bản)

Cầu Kawazu-Nanadaru Loop gồm 2 vòng tròn, mỗi vòng tròn có chu vi 1,1 km, đường kính 80m, là đường một chiều từ núi xuống thung lũng. Chiếc cầu này được xây dựng từ năm 1981. Điều cần lưu ý là lái xe phải đi rất cẩn thận và vận tốc cho phép là 30 km/h. Điều thú vị là khung cảnh xung quanh cầu đẹp đến mê hồn.

2. Cầu Hureai (Nhật Bản)

Chiếc cầu hình tròn dành cho người đi bộ này nằm ở chân đập Hiyoshi, gần Kyoto. Đây chính là một phần của khu nghỉ mát Hiyoshi và được kiến trúc sư tài ba người Nhật Norihiko Dan thiết kế. Thong dong trên chiếc cầu này, du khách có thể ngắm khung cảnh tuyệt đẹp của khu resort Hiyoshi Spring. Cây cầu có đường kính 80m và được xây dựng từ năm 1998.

3. Cầu Langkawi Sky (Malaysia)

Langkawi Sky cách mực nước biển 700m. Cây cầu này là nơi lý tưởng để ngắm nhìn biển Andaman và đảo Tarutao của Thái Lan. Ở đây còn có hệ thống thang máy để phục vụ du khách lên xuống cầu một cách nhanh chóng.

4. Cầu đảo Aiola (Áo)

Nằm ở giữa dòng sông Mur ở Graz (Áo), chiếc cầu Aiola là nơi tắm nắng lý tưởng cho du khách. Ở đây còn có quán bar, quán café rất lãng mạn. Được xây dựng năm 2003, cây cầu này hàng năm thu hút rất nhiều lượt du khách.

5. Cầu Tianjin Eye (Trung Quốc)

Cây cầu này nằm ở sông Haihe, có thể đưa người qua đường lên không trung qua bánh quay Ferris. Nhiều người cho rằng trên thế giới đây là lần đầu tiên xuất hiện chiếc cầu có kiến trúc lạ như thế.

Cây cầu được bắt đầu xây dựng từ năm 2007 và đi vào sử dụng ngày 7/4/2008. Các bánh quay được trang bị thiết bị điện nên cây cầu có công suất chở được 768 người/giờ.

6. Cầu lượn sóng Henderson (Singapore)

Cầu Henderson cao 36m so với đường Henderson, đây là cây cầu dành cho người đi bộ cao nhất ở Singapore. Cây cầu này dài 274m, nối công viên Mount Faber với công viên Telok Blangah Hill.

Cầu Henderson có kiến trúc hình sóng rất đẹp, đặc biệt là khi có ánh đèn vào đêm.

7. Cầu Tokyo Bay Aqua-Line (Nhật Bản)

Cầu Tokyo Bay Aqua-Line là sự kết hợp giữa cầu và đường hầm trên vịnh Tokyo. Tokyo Bay Aqua-Line nối thành phố Kawasaki với thành phố Kisarazu. Cây cầu dài 14km, bao gồm 4,4km đường cầu và 9,6km đường hầm trong vịnh Tokyo. Trên cầu có một đảo nhân tạo có tên là Umihotaru, nơi tập trung nhiều nhà hàng và các địa điểm vui chơi giải trí.

8. Cầu Banpo (Hàn Quốc)

Cầu Banpo là một cầu lớn ở trung tâm thành phố Seoul bắc qua sông Han. Cây cầu này có chức năng nối Seocho với tỉnh Yongsan. Cầu Banpo được trang bị 38 máy bơm nước và 380 chiếc vòi ở 2 bên.

Thành phố Melbourne của Australia đã chính thức vượt qua Vancouver của Canada để đạt được danh hiệu đô thị đáng sống nhất trên thế giới. Theo khảo sát của Tổ chức Tình báo kinh tế (EIU) có trụ sở tại Anh quốc, thành phố Melbourne từng là thủ đô của xứ Kangaroo trong những năm từ 1901 đến 1927 đã vươn lên đứng đầu trong số 140 thành phố được khảo sát với 97,5% số phiếu. Đứng cuối cùng trong bảng xếp hạng là thủ đô Harare của Zimbabwe, sau cả Dhaka của Bangladesh và thủ đô Port Moresby của Papua New Guinea.

Tiêu chuẩn đánh giá của EIU được dựa vào sự ổn định chính trị – xã hội, tỉ lệ tội phạm, chất lượng dịch vụ y tế, sự đa dạng và chất lượng của các sự kiện văn hóa, môi trường sống, giáo dục và cơ sở hạ tầng, bao gồm cả lĩnh vực vận tải công cộng.

Thành phố Vienna của Áo đứng thứ hai với tỉ lệ 97,4%. Vancouver ở vị trí thứ ba. Là thủ phủ và thành phố lớn nhất bang Victoria, dân số khoảng gần 4 triệu người, mật độ cư dân và số tội phạm thấp, Melbourne là nơi có chất lượng sống tốt nhất trên thế giới. Dù giá cả sinh hoạt gần đây đắt đỏ hơn cùng với sự tăng giá của đồng đô la, nhưng thành phố này vẫn hội tụ đầy đủ những yếu tố khiến nó trở nên cực kỳ hấp dẫn.

Nằm bên con vịnh lớn mang tên Port Phillip và trung tâm thành phố ngay cạnh cửa sông Yarra, Melbourne được thành lập vào năm 1835 nhưng phải hai năm sau đó mới được mang tên hiện nay theo ý tưởng của Thị trưởng Richard Bourke để tưởng nhớ William Lamb. Đô thị tuyệt vời này chính thức được Nữ hoàng Victoria công nhận là thành phố từ năm 1847.

Nhắc đến Melbourne là nói tới một trung tâm nghệ thuật, thương mại, công nghiệp, giáo dục, giải trí, thể thao và du lịch. Không chỉ có vậy, sự hài hòa của rất nhiều cộng đồng nhập cư từ khắp nơi trên hành tinh, những món ăn ngon nhất Australia, Melbourne lâu nay đã sở hữu một công thức mà nhiều người gọi là thành phố tuyệt vời nhất Nam bán cầu. Sau đây chúng ta cùng ngắm nhìn Melbourne qua một số bức ảnh điển hình: